Bài viết

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV và những điều cần lưu ý

1. Tại sao cần viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc

1.1. CV và những điều cần biết

Nhiều người trong chúng ta vẫn thắc mắc rằng: “ CV là gì?” Thực chất, CV là từ viết tắt của curriculum tức là sơ yếu lý lịch bản thân. Tuy nhiên trên thực tế khi viết CV online là bản tóm tắt những thông tin như tên, tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc,… của các ứng viên khi nộp hồ sơ xin việc, chứ không phải là tờ khai lý lịch tự thuật thông thường.

Với thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay thì CV đóng vai trò rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng để đánh giá năng lực, phẩm chất của từng ứng viên. CV có thể được gửi qua mail cho nhà tuyển dụng hoặc mang theo khi ứng viên đi phỏng vấn

1.2. Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp viết trong CV

Trong cuộc sống hiện nay, nếu một người mà không có mục tiêu cụ thể thì rất khó để có thể thành công, kể cả trong công việc cũng như trong học tập. Mục tiêu nghề nghiệp cũng giống như một bản sơ lược vẽ ra con đường sự nghiệp và cách bạn bước trên con đường đấy như thế nào để hoàn thành được những ước mơ, khát vọng của bản thân

Trong bản CV của ứng viên, một phần nội dung không thể thiếu đó là mục tiêu nghề nghiệp. Thông quan đây nhà tuyển dụng có thể biết được hướng đi của bạn có phù hợp với định hướng của công ty hay không? Từ đó quyết định có nhận bạn vào làm việc hay không. Đồng thời qua mục tiêu CV nhà tuyển dụng có thể nhận thấy bạn có phải là người có chí hướng, hoài bão, đam mê lớn không. Như vậy, mục tiêu nghề nghiệp là phần thông tin rất quan trọng mà ứng viên không thể bỏ qua. Hãy chú trọng từ những chi tiết nhỏ nhất để tạo nên cái nhìn tích cực của người khác về con người mình.

2. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV nên viết gì?

Để bản CV được rõ ràng, mạch lạc thì ứng viên cần chia ra mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn

2.1. Mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn chính là những dự định mà bạn làm trong thời gian tới nếu như được nhận vào công ty. Có một cách viết mục tiêu ngắn hạn đơn giản mà lại đánh trúng tâm lý nhà tuyển dụng, đó là dựa vào yêu cầu của công ty đang tiến hành ứng tuyển. Khi đăng tin tuyển dụng, họ sẽ cho biết những điều bản thân mong muốn ở ứng viên, từ đó bạn có thể tìm hiểu, đưa ra cách mà bạn mang lại lợi ích cho họ.

Ví dụ như khi ứng tuyển vào vị trí quản lý bán hàng, bạn có thể đưa ra mục tiêu ngắn hạn trong CV xin việc nhân viên bán hàng như sau:

- Đưa cửa hàng phát triển tốt, mang lại doanh thu lớn

- Có đội ngũ nhân viên đắc lực

- Gắn kết mọi người trong cửa hàng với nhau để tạo khối liên minh vững mạnh

2.2. Mục tiêu dài hạn

Mục tiêu dài hạn thực chất chính là những đích lớn quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp của bạn trong tương lai cùng với đó là lộ trình hướng thực hiện. Từ mục tiêu này nhà tuyển dụng sẽ thấy được mục đích và tầm nhìn của bạn nếu như làm việc ở công ty.

Nhiều ứng viên lo lắng rằng mình viết quá” thô” hay “phi thực tế”đối với những mục tiêu của bản thân mà không dám trình bày rõ ràng. Tuy nhiên suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm đấy. Bởi thông qua mục tiêu dài hạn nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là người có tham vọng, có tầm nhìn xa hay không?

Bạn có thể ghi mục tiêu dài hạn với vị trí quản lý nhà hàng như sau:

- Phấn đấu trong 3 đến 5 năm nữa trở thành quản lý chuỗi, có danh tiếng trong ngành quản lý

- Đưa nhà hàng phát triển, trở thành thương hiệu được ưa chuộng của người tiêu dùng

- Có mức lương tốt để làm chủ kinh tế cũng như phục vụ cuộc sống bản thân

3. Những lưu ý cần tránh khi viết mục tiêu nghề nghiệp CV

Nếu bạn không muốn mục tiêu công việc của bạn trở thành thảm họa, ảnh hưởng trực tiếp tới việc tuyển dụng thì bạn cần đặc biệt chú ý tới những lỗi cơ bản cần tránh như sau:

- Mục tiêu nghề nghiệp dùng cho mọi vị trí: Mục tiêu nghề nghiệp là nơi đưa ra mục tiêu công việc cũng như hướng phát triển bản thân, vì thế mà mỗi công việc khác nhau, bạn phải đưa ra mục tiêu nghề nghiệp khác nhau. Để đảm bảo CV được lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng thì bạn phải đưa ra định hướng phù hợp với định hướng của công ty, gắn liền sự phát triển, công hiến với mong muốn đưa doanh nghiệp đi lên. Đồng thời, ở mỗi vị trí khác nhau lại có những yêu cầu đặc trưng mà ứng viên phải hiểu rõ và đáp ứng. Bởi vậy, nếu bạn viết mục tiêu nghề nghiệp chung chung, không rõ ràng, cụ thể từng ngành thì nhà tuyển dụng sẽ không thấy được tầm nhìn, chiến lược cũng như năng lực bản thân bạn. Vì thế mà mẫu CV đơn giản trở nên nhạt nhòa, thậm chí bị điểm trừ trong mắt nhà tuyển dụng

- Mục tiêu công việc trong CV quá dài dòng: Trung bình, nhà tuyển dụng chỉ có 15 giây để lướt qua 1 bản CV, như vậy, nếu mục tiêu nghề nghiệp ghi trong CV của bạn quá dài sẽ ảnh hưởng đến các phần thông tin khác cũng như gây ức chế, chán nản cho nhà tuyển dụng. Đồng thời, nói dài sẽ dẫn đến tình trạng lan man, không đi được vào đúng trọng tâm, vì thế mà bạn nên chú ý viết đầy đủ, cô đọng, súc tích nhất có thể.

- Mục tiêu trong CV không nhấn mạnh những giá trị mà bản thân mang tới cho doanh nghiệp: Bạn có biết rằng, cái mà nhà tuyển dụng mong muốn ở một ứng viên chính là lợi ích mà họ đem lại. Nếu như bạn chỉ viết cho bản thân mà không quan tâm đến công ty thì thật khó để tìm thấy điểm chung giữa ứng viên và nhà tuyển dụng.

- Không có mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV: đây là sai lầm nhiều ứng viên rất hay mắc phải, bởi họ cho rằng chỉ cần viết mục tiêu CV chung chung là đủ. Tuy nhiên, điều này là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng đấy. Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn là hai phần thông tin hoàn toàn trái ngược mang theo phong cách cũng như ý nghĩa riêng. Vì thế mà các ứng viên cần phân tách rõ ràng, để nhà tuyển dụng thấy tính chuyên nghiệp cũng như tầm nhìn, định hướng của bản thân bạn

- Cách diễn đạt lửng của và lỗi chính tả xuất hiện ở quan điểm nghề nghiệp trong CV: Việc xuất hiện lỗi chính tả là một điều không thể chấp nhận được trong CV xin việc vì phản ánh bản chất con người của ứng viên theo chiều hướng tích cực: cẩu thả, không có tâm, không tôn trọng vị trí này. Đồng thời, cách diễn đạt lủng củng, không mạch lạc đôi khi sẽ dẫn tới tình trạng nhà tuyển dụng hiểu nhầm ý nghĩa của bạn. Vì thế, hơn hết hãy sử dụng những từ ngữ dễ hiểu, câu cú rõ ràng, không quá ẩn dụ, khoa trương, văn vẻ

- Viết CV mục tiêu nghề nghiệp quá xa vời với thực tế: CV là để bản thân ứng viên PR cho chính mình, nhưng không vì thế mà bạn viết những mục tiêu quá tầm với. Phải biết bản thân ở trình độ nào, ở đâu từ đó đưa ra những hướng đi phù hợp. Con mắt của nhà tuyển dụng vô cùng tinh tế nên chỉ cần thông qua một vài câu nói là họ đã hiểu bạn có thể đặt được vị trí nào. Bởi vậy, hãy biết nhìn nhận hiện thực, không nên ba hoa, bốc phét.

4. Câu trả lời cho mục tiêu cá nhân trong CV ấn tượng

Nếu như được nhà tuyển dụng hỏi về quan điểm mục tiêu nghề nghiệp trong CV tiếng Anh hay tiếng Việt thì bạn có thể áp dụng những câu trả lời như sau:

- Có cơ hội được học tập, làm việc, cống hiến trong một công ty lớn. từ đó vận dụng trí tuệ, kiến thức, kỹ năng để phát triển bản thân và giúp công ty hoàn thành mục tiêu, xứ mệnh đề ra

- Có cơ hội thăng tiến và cống hiến hết sức mình vì công ty, vì doanh nghiệp

- Trở thành người có thể tự chủ về tài chính, có lối sống, tư tưởng rõ ràng, thống nhất. Đồng thời mong muốn được gắn bó với công ty trong một thời gian dài để có thể tạo môi trường phát triển bản thân, nâng cao hết năng lực mà mình có

- Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực,… là tấm gương sáng để mọi người có thể noi theo

- Nắm chắc, theo kịp tiến độ làm việc của công ty để có thể tiến

Mong rằng, với những chia sẻ của vieclamtotnhat.com trên đây hy vọng sẽ giúp các ứng viên biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV để từ đó mở ra cơ hội việc làm rộng lớn.



Tự tin trả lời 10 câu hỏi phỏng vấn xin việc phổ biến nhất

Bạn đã sẵn sàng cho buổi phỏng vấn xin việc sắp tới chưa? Điều quan trọng là luôn chuẩn bị sẵn những câu trả lời cho các câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường hỏi. Vì những câu hỏi này rất phổ biến, người quản lý tuyển dụng sẽ mong bạn có thể trả lời chúng một cách trôi chảy và không chút do dự.

1. Hãy giới thiệu về bản thân

Đây là một trong các câu hỏi phỏng vấn xin việc được sử dụng nhiều và cơ bản nhất là giới thiệu bản thân, do vậy hãy tập cách trả lời ấn tượng nhất, thu hút nhà tuyển dụng ngay từ đầu tiên.

2. Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?

Điều mà nhà tuyển dụng quan tâm: Bạn có phải là ứng cử viên tốt nhất cho công việc? Người quản lý tuyển dụng muốn biết liệu bạn có tất cả các bằng cấp cần thiết cho công việc hay không. Làm cho câu trả lời của bạn tự tin, ngắn gọn, tập trung giải thích những gì bạn cung cấp và lý do tại sao bạn nên được đảm nhận công việc.

3. Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?

Đây là một trong những câu hỏi mà nhà tuyển dụng hầu như luôn luôn hỏi để xác định mức độ tiêu chuẩn mà bạn có thể đáp ứng cho vị trí này. Khi bạn được hỏi về những điểm mạnh nhất của mình, điều quan trọng là phải đưa ra các điểm mạnh phù hợp với công việc cụ thể đó và điều đó phải khiến bạn khác biệt với các ứng viên khác.

4. Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

Một câu hỏi điển hình khác sẽ hỏi là về điểm yếu của bạn. Cố gắng hết sức để đóng khung câu trả lời của bạn và bàn luận xung quanh các khía cạnh tích cực của điểm yếu. Cụ thể là, bạn cũng có thể chia sẻ các ví dụ về các kỹ năng bạn đã cải thiện, đưa ra các cụ thể về cách bạn đã nhận ra điểm yếu và nổ lực để khắc phục nó.

5. Tại sao bạn rời công việc ở công ty cũ?

Người phỏng vấn muốn biết lý do tại sao bạn muốn làm việc cho công ty của họ. Khi được hỏi về lý do tại sao bạn chuyển từ vị trí cũ, hãy bám sát thực tế và tập trung câu trả lời của bạn vào tương lai. Ví dụ như:

6. Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?

Trong câu hỏi này, bạn nên đề cao tinh thần ham học hỏi và nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ của bản thân. Một số lí do bạn có thể đưa ra để trả lời đó là: Địa chỉ làm việc của công ty thuận tiện cho việc đi lại của tôi, lương và chế độ của công ty đưa ra phù hợp với những tiêu chí tôi đưa ra; Môi trường làm việc của công ty sẽ tạo nhiều điều kiện phát triển cho lĩnh vực tôi đang theo đuổi.

7. Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?

Nếu được hỏi về mức lương mong muốn đó là đừng đưa mức lương hàng tháng lên tận trời xanh (quá cao) vượt xa với mức tượng tượng của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, cũng đừng vì tự tin mà để mức lương qua thấp, hãy là một ứng viên thông minh biết sàng lọc, dung hòa đưa ra một mức lương hợp lý, không quá cao nhưng không phải thấp, đủ để thấy được giá trị bản thân. Bạn thương lượng một mức lương thấp chẳng khác nào đang tự nhận tôi là người chẳng làm được việc.

8. Bạn giải quyết những áp lực như thế nào?

Áp lực có thể đến từ nhiều vấn đề, do công việc, từ vấn đề gia đình, xã hội, điều quan trọng là bạn cần có cách giải quyết nó. Cách trả lời phỏng vấn câu hỏi này là hãy cho thấy bạn đã từng đối mặt với áp lực và bạn nắm được những phương pháp cân bằng và biết cách vượt qua nó.

9. Hãy kể lại một lần bạn gặp khó khăn trong công việc hoặc là dự án và cách bạn xử lý nó

Nhà tuyển dụng muốn biết cách bạn phản ứng với những quyết định khó khăn, vì vậy bạn nên chuẩn bị một ví dụ cụ thể trường hợp mà bạn đã trải qua. Chia sẻ câu chuyện càng chi tiết và thành thật.

10. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Đừng quá căng thẳng về các câu hỏi phỏng vấn này, hãy thể hiện bản lĩnh tự tin của mình bằng câu trả lời dứt khoát của bạn. Hãy tìm hiểu trước về công ty trước khi phỏng vấn, đặt sẵn ra một số câu hỏi sẽ giúp cho nhà tuyển dụng biết được bạn đang quan tâm tới vị trí công việc ứng tuyển cũng như công ty họ.



Hướng dẫn viết CV xin việc làm thêm cho sinh viên

Bạn là sinh viên? Bạn từng phải đau đầu vì gửi CV xin việc làm thêm nhưng bị từ chối? Vậy bạn có biết tại sao mình lại thất bại không? Nguyên nhân có thể ở chính lá đơn xin việc viết không đúng cách của bạn đấy.

Đừng nghĩ rằng chỉ là công việc làm thêm thì không cần quan trọng đến CV. Chiếc CV chính là ấn tượng ban đầu của nhà tuyển dụng dành cho bạn, vậy nên tuyệt đối không được qua loa. Đọc ngay hướng dẫn viết CV xin việc làm thêm ấn tượng dành cho sinh viên mà Bài viết gợi ý dưới đây nhé.


1. MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP VÀ THÔNG TIN CÁ NHÂN

Đối với phần đầu tiên này, bạn chỉ cần điền thông tin trung thực và lưu ý một số điểm sau:

Ảnh đại diện: chọn ảnh rõ mặt, nghiêm túc, không bị nhòe, mờ, tốt nhất không nên để ảnh selfie.

– Cung cấp một số thông tin cá nhân cơ bản nhất như Ngày sinh, Số điện thoại, Địa chỉ, Email để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên lạc với bạn.

Lưu ý email nên là tên thật của bạn để thể hiện sự chuyên nghiệp.

Ví dụ:

nguyenthuhoai@gmail.com hoặc thuhoai.nguyen@gmail.com => nên

sadgirl95@gmail.com => không nên

– Phần mục tiêu nghề nghiệp: vì vẫn đang là sinh viên, nên bạn chỉ cần nói về mục tiêu ngắn hạn và những điều mình muốn học hỏi cũng như hoàn thiện trong tương lai gần. Ngắn gọn nhất có thể.


2. HỌC VẤN

Điền tên trường đại học/cao đẳng/trung cấp và ngành bạn đang theo học ở hiện tại. Có thể bổ sung thêm các đề án, nghiên cứu khoa học nếu bạn cảm thấy nó liên quan trực tiếp đến vị trí đang ứng tuyển.

Lưu ý:

Không nên đưa cả quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2 vào CV xin việc làm thêm của bạn.


3. KINH NGHIỆM LÀM VIỆC

Liệt kê theo thứ tự thời gian từ công việc gần nhất đến các công việc trước đó bạn đã từng làm. Mô tả các trách nhiệm công việc chính, súc tích nhưng đầy đủ, và tốt nhất là có minh chứng kèm theo (ví dụ sản phẩm thiết kế, link bài đã đăng…). Đưa ra cả những thành tựu và kỹ năng bạn đạt được từ công việc này.


4. HOẠT ĐỘNG

Liệt kê các hoạt động tình nguyện, cộng đồng, sinh hoạt câu lạc bộ, sự kiện mà bạn đã hoặc đang tham gia (có thể kèm theo chứng nhận, giấy khen của từng hoạt động cụ thể).

Nếu bạn không tham gia hoạt động nào, có thể bỏ qua (xóa) phần này.


5. CHỨNG CHỈ, GIẢI THƯỞNG

– Liệt kê chứng chỉ của các khóa đào tạo kỹ năng mềm hay chuyên môn có liên quan đến công việc mà bạn đã tham gia.


6. KỸ NĂNG

Phần này không nên liệt kê dài dòng tất cả những gì bạn có. Hãy chọn lọc những kỹ năng có thể giúp ích cho công việc đang ứng tuyển.

Ngoài ra còn có thể đưa minh chứng ngắn gọn những kỹ năng trên đạt được qua hoạt động, công việc gì.


7. SỞ THÍCH

Đây là mục giúp nhà tuyển dụng đánh giá thêm về tính cách và sự phù hợp với môi trường làm việc của bạn. Chỉ nên nêu một vài sở thích tiêu biểu, hoặc có thể phục vụ cho vị trí ứng tuyển thì càng tốt.


8. THAM KHẢO

Mục này điền tên người quản lý hay trực tiếp phụ trách bạn để nhà tuyển dụng đối chiếu các thông tin trên CV xem có chính xác không.

– Nếu có thì điền đầy đủ họ tên, chức vụ, số điện thoại và email của người đó.

– Còn nếu không có thì bỏ qua (xóa mục), đây là mục tùy chọn.